Tranh cãi L'Oréal

Phân biệt đối xử

Vào ngày 11 tháng 8 năm 2005, Tòa án Tối cao California ra phán quyết rằng cựu giám đốc bán hàng của L'Oréal, Elyse Yanowitz, bào chữa thỏa đáng về nguyên nhân của hành động trả đũa khi chấm dứt hợp đồng theo Đạo luật Việc làm và Nhà ở Công bằng California, và điều chỉnh vụ án để xét xử.[66] Vụ việc nảy sinh từ rắc rối năm 1997, trong đó Jack Wiswall, khi đó là tổng giám đốc phụ trách thiết kế nước hoa, được cho là đã bảo Yanowitz sa thải một nhân viên bán hàng da ngăm mặc dù nhân viên đó làm việc tốt. Khi Yanowitz từ chối, Wiswall chỉ trỏ vào một phụ nữ tóc vàng "sexy" và nói: "Mẹ kiếp, tìm cho tôi một thứ trông như thế này." Wiswall nghỉ hưu với tư cách chủ tịch bộ phận xa xỉ phẩm của L'Oréal Hoa Kỳ vào cuối năm 2006.[66]

Công ty gần đây đã phải đối mặt với các vụ kiện phân biệt đối xử ở Pháp liên quan đến việc thuê người phát ngôn và phân biệt chủng tộc cơ quan. Vào tháng 7 năm 2007, bộ phận Garnier và một phân nhánh việc làm bên ngoài đã bị phạt €30.000 cho hành vi tuyển dụng cố ý loại trừ phụ nữ không phải da trắng để quảng cáo cho dầu gội của hãng, "Fructis Style".[67] L'Oréal bảo rằng quyết định này "không thể hiểu nổi",[68] và sẽ phản đối phán quyết này trước tòa.

L'Oreal tiếp tục bán các sản phẩm làm trắng da, tận dụng nỗi lòng bất an của phụ nữ dựa theo màu da. Họ quảng cáo những sản phẩm gây tranh cãi này, vốn đã bị chỉ trích vì thúc đẩy quan điểm thuộc địa cũng như lo ngại về an toàn.[69] Trên trang web của họ tuyên bố; "Đạt được làn da sạch, trong trẻo và rạng rỡ. Các sản phẩm làm trắng da của chúng tôi có tác dụng xóa mờ vết thâm và làm sáng da để mang lại cho bạn làn da trắng sáng, hoàn mỹ như mong muốn."[70]

Phân biệt chủng tộc đối với Munroe Bergdorf

Vào tháng 8 năm 2017, L'Oréal đã sa thải Munroe Bergdorf, một người mẫu chuyển giới đa chủng tộc, sau khi cô hưởng ứng biểu tình Đoàn kết Cánh hữuCharlottesville, Virginia bằng cách đăng trên Facebook: "Thành thật mà nói, tôi không có năng lượng để nói về bạo lực chủng tộc của người da trắng nữa. Đúng TẤT CẢ người da trắng "; bài đăng cũng được trích dẫn rằng "sự tồn tại, đặc quyền và thành công của [người da trắng] như một chủng tộc được xây dựng trên lưng, máu và cái chết của người da màu", "phân biệt chủng tộc không do học tập, nó được di truyền và [... ] được truyền lại thông qua đặc quyền" và rằng "người da trắng" hẳn phải "bắt đầu thừa nhận rằng chủng tộc của họ là lực lượng tự nhiên hung bạo và áp bức nhất trên Trái đất ".[71] Ngay sau khi chấm dứt hợp đồng với Bergdorf, L'Oréal đưa ra tuyên bố khẳng định cam kết của họ rằng "[hỗ trợ] đa dạng và khoan dung đối với tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, xuất thân, giới tính và tôn giáo" và chấm dứt quan hệ đối tác với Bergdorf vì nhận xét của cô ta "mâu thuẫn với những giá trị đó".[72][73]

Cuốn vào xung đột

Eugène Schueller, người sáng lập công ty, bị cáo buộc ủng hộ Đức Quốc xã.[74] L'Oréal thừa nhận Schueller theo chủ nghĩa phát xít bài Do Thái.[75] Ông cũng là thành viên của La Cagoule, tổ chức ủng hộ chính phủ Vichy, và là một tổ chức bạo lực, ủng hộ phát xít và chống cộng sản. Eugène tài trợ La Cagoule và vài cuộc họp của La Cagoule được tổ chức tại trụ sở L'Oréal. Vài hoạt động tội phạm do La Cagoule tiến hành bao gồm vận chuyển vũ khí, ám sát một cựu bộ trưởng, và ném bom vào 6 giáo đường Do Thái.[76][77]

Tranh cãi khác nảy sinh khi Jean Frydman, một cổ đông và thành viên hội đồng quản trị của Paravision, một công ty con của L'Oréal, bị sa thải. Ông tuyên bố rằng mình phải ra đi vì L'Oréal muốn tránh bị người Ả Rập tẩy chay nhắm vào các doanh nghiệp liên kết với người Do Thái. Đến lượt mình, Frydman quyết định vạch trần quá khứ của giám đốc điều hành L'Oréal. André Bettencourt, người đã kết hôn với con gái Schueller, Liliane Bettencourt, trở thành phó chủ tịch L'Oréal, đã viết 60 bài báo cho La Terre Française. La Terre Française là một tờ báo tuyên truyền bài trừ Do Thái. André đã thừa nhận quyền sở hữu tuyên truyền nhưng tuyên bố ông bị chính phủ Vichy đầu độc và nói, "Tôi đã nhiều lần bày tỏ sự hối tiếc của mình về chúng trước đại chúng và sẽ luôn cầu xin cộng đồng Do Thái tha thứ cho tôi."[76] André Bettencourt cũng che chở cho Schueller và một số người cộng tác với quân Đức chiếm đóng sau Giải phóng.[77] Có tiết lộ rằng Eugène Schueller đã thuê Jacques Correze, lãnh đạo danh giá của chi nhánh L'Oréal tại Hoa Kỳ, Cosmair, và có liên quan đến La Cagoule.[75]

Tranh cãi càng nảy sinh khi có tiết lộ rằng L'Oréal đã có trụ sở chính tại Đức hơn 30 năm, trước khi bị bán vào năm 1991, trên mảnh đất bị tịch thu từ một gia đình Do Thái trong Thế chiến thứ hai. Gia đình Do Thái đã chiến đấu để đòi lại công ty suốt ba thế hệ, trong đó gần nhất là Edith Rosenfelder, một người sống sót sau cuộc diệt chủng Holocaust. Fritz Rosenfelder, buộc phải bán nhà cho quan chức Đức Quốc xã, trong đó gia đình này đã không bao giờ nhận được số tiền bán nhà. Thay vào đó, gia đình đã bị trục xuất. Đồng minh thông qua luật bồi thường Do Thái quy định rằng các giao dịch với Đức Quốc xã, ngay cả khi có chủ sở hữu đồng ý, vẫn có thể bị xem không hợp lệ. Mảnh đất được bán cho một cơ quan nhánh của L'Oréal, sau đó được L'Oréal mua lại vào năm 1961, công ty tuyên bố rằng họ không chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì xảy ra trước đó. Cơ sở cho lập luận của Rosenfelder là do vụ mua bán ban đầu bất hợp pháp, tất cả mua bán sau đó đều bất hợp pháp như nhau. Năm 1951 đã có khoản bồi thường được trả cho Tổ chức Kế thừa Hiến pháp Do Thái, mặc dù vụ việc được tiến hành nhưng lại không do gia đình họ cho phép và không một khoản tiền nào đến tay gia đình họ. Một cuốn sách của Monica Waitzfelder, con gái của Edith Rosenfelder, xuất bản bằng tiếng Pháp có tên gọi L'Oréal a pris ma maison và tiếng Anh có tên L'Oréal stole my house!, kể chi tiết về chuyện L'Oréal đã chiếm ngôi nhà Waitzfelder ở thành phố Karlsruhe, Đức (sau khi Đức Quốc xã sắp đặt loại trừ gia đình họ) để biến nó thành trụ sở chính tại Đức.[78] Monica Waitzfelder trích dẫn nói, "Tất cả các doanh nghiệp khác lấy tài sản của người Do Thái đều đã trả lại nó, không có bất kỳ tranh luận lớn nào. Tôi không hiểu tại sao L'Oréal phải khác biệt với số khác." Một vụ án được đưa ra trước Tòa án Tối cao ở Pháp, nhưng nguyên cáo phán quyết rằng không thể xét xử. Kể từ năm 2007, bà mang vụ án lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu.[77][78]

Vào ngày 31 tháng 7 năm 2014, trong Chiến dịch Vành đai Bảo vệ do Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phát động tại Dải Gaza, tổ chức vận động của Israel StandWithUs đã đăng loạt hình ảnh lên Facebook về các gói dịch vụ chăm sóc, họ cho rằng do Garnier Israel tặng cho các nữ binh sĩ IDF.[79][80][81] Điều này dấy lên một số kêu gọi tẩy chay Garnier và L'Oreal trên toàn thế giới.[82] Kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020, Garnier hoặc L'Oreal không có tuyên bố chính thức nào về khoản trao tặng này.

Thử nghiệm động vật

L'Oréal bắt đầu thí nghiệm mô in vitro vào năm 1979, và không thử nghiệm bất kỳ sản phẩm hoặc thành phần nào trên động vật ở bất kỳ nơi nào trên thế giới kể từ năm 1989—14 năm trước khi được yêu cầu theo quy định.[83] Tranh cãi xuất phát từ lúc L'Oréal bán sản phẩm ở Trung Quốc, nơi mà các cơ quan quản lý tiến hành thử nghiệm trên động vật đối với mỹ phẩm được bán trong lãnh thổ Trung Quốc. Mặc dù lệnh cấm thử nghiệm trên động vật ở Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 1 năm 2020, các nhà chức trách Trung Quốc vẫn thực hiện hành vi này đối với mỹ phẩm "thông thường" được nhập khẩu.[84][85]

Sau khi L'Oréal mua The Body Shop vào năm 2006, công ty không hỗ trợ thử nghiệm trên động vật, người sáng lập The Body Shop, Anita Roddick, buộc phải tự bảo vệ mình chống lại luận điệu "từ bỏ nguyên tắc của mình" bao gồm chuyện L'Oréal thử nghiệm động vật. Những lời kêu gọi người mua hàng tẩy chay The Body Shop được đưa ra.[86] L'Oréal bán The Body Shop cho tập đoàn Brazil Natura Cosméticos vào năm 2017.[87]

Hành vi sai trái của công ty

L'Oréal đã bị Autorité de la concurrence phạt tại Pháp vào năm 2016 do chỉnh giá các sản phẩm vệ sinh cá nhân.[88]

Quảng cáo sai phạm

Tháng 5 năm 2007, L'Oréal là một trong số các nhà sản xuất mỹ phẩm (cùng với Clinique, Estee Lauder, Payot, Lancôme)[89] bị Cục Quản lý Sản phẩm Trị liệu tại Australia yêu cầu rút lại quảng cáo về khả năng xóa nếp nhăn trên sản phẩm của mình.[90]

Tại Vương quốc Anh, L'Oréal đã phải đối mặt với chỉ trích từ OFCOM về sự thật của chiến dịch quảng cáo và tiếp thị liên quan đến hiệu suất sản phẩm của một trong số nhãn hàng mascara của mình. Vào tháng 7 năm 2007, Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo Anh công kích L'Oréal do quảng cáo trên truyền hình về mascara "Kính thiên văn", có Penélope Cruz góp mặt, cho rằng "nó sẽ làm cho lông mi bạn dài hơn 60%." Trên thực tế, nó chỉ khiến lông mi trông to hơn 60%, bằng phân tách, làm dày ở gốc và làm dày đầu sợi mi. Họ cũng không nêu rõ người mẫu đang đeo lông mi giả.[91]

Tháng 7 năm 2011, Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo Anh khởi kiện L'Oréal, cấm hai quảng cáo Lancôme phun sơn ở Anh, có nữ diễn viên Julia Roberts và siêu mẫu Christy Turlington. Cơ quan này ban hành lệnh cấm sau khi chính trị gia người Anh Jo Swinson lập luận hai quảng cáo đã xuyên tạc sự thật và thêm vào vấn đề hình ảnh bản thân của phụ nữ Anh. L'Oréal thừa nhận rằng tấm ảnh được phun sơn đánh bóng nhưng lập luận rằng hai sản phẩm mỹ phẩm thực sự có thể làm nên kết quả như quảng cáo mô tả và kết quả của sản phẩm đã được khoa học chứng minh.[92]

Tháng 6 năm 2014, công ty đạt được thỏa thuận với Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ không tuyên bố về sản phẩm chống lão hóa của mình trừ khi có bằng chứng khoa học đáng tin cậy trợ tuyên bố. Thỏa thuận có được sau một cuộc điều tra từ ủy ban về khiếu nại được đưa ra liên quan đến hai sản phẩm, mà ủy ban mô tả là "sai và không căn cứ".

L'Oréal có một đội ngũ gồm 400 nhân viên đăng nội dung lên Facebook mỗi ngày, dựa theo Marc Menesguen, giám đốc tiếp thị của công ty.[93]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: L'Oréal http://www.news.com.au/entertainment/story/0,23663... http://www.africaresource.com/index.php?option=com... http://stream.aljazeera.com/story/201408041809-002... http://www.businessweek.com/articles/2014-01-16/lo... http://www.businessweek.com/news/2013-08-21/china-... http://www.businessweek.com/news/2014-06-18/l-orea... http://online.ceb.com/CalCases/C4/36C4t1028.htm http://edition.cnn.com/2011/WORLD/europe/07/28/air... http://www.connexionfrance.com/court-appeal-price-... http://www.cosmeticsandtoiletries.com/networking/n...